BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM.

Chủ nhật - 23/02/2025 21:17
Hiện nay tình hình thời tiết đang giao mùa nguy cơ mắc bệnh cúm ngày càng cao, lây lan thành dịch bệnh càng nhanh hơn. Chính vì vậy, hôm nay Phòng Y tế học đường nhà trường sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh cúm mùa A, B để các bậc phụ huynh, học sinh cùng các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên biết cách phòng tránh bệnh cho bản thân và người thân cùng bảo vệ sức khỏe.
1. Bệnh cảm cúm là gì?
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch…., bệnh có diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng, khi bệnh ho hoặc hắt hơi, lây qua tiếp xúc với đồ vật có chứa vi rút  đưa bàn tay lên mắt, mũi, miệng. Bệnh lây lan càng nhanh khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người, trường học.
2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh cúm
          + Sốt, thường trên 38 độ C và ớn lạnh.
          + Ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi.
          + Tiêu chảy và ói mửa.
          + Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

Với bệnh cúm A có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng cách lấy dịch mũi họng tại cơ sở y tế để xét nghiệm.
3. Cách phòng tránh

+ Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi, hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng.
+ Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
+ Học sinh nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho nhà trường. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý phòng tránh lây lan.
+ Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
+ Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.
+ Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 01 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
+ Hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu phòng chống cúm (H5N1), A (H7N9) chính vì vậy khi có triệu chứng, sốt ho, đau đầu, mệt mỏi…. cần đến ngay cơ sở y tế để khám và xử trí kịp thời tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của Bác sỹ.

 Qua bài tuyên truyền hôm nay cô mong các em hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh cúm. Từ đó các em biết cách tự chăm sóc và bảo vệ cho bản thân, người thân trong gia đình và những người xung quanh.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công ty du lịch Việt Trung
EnetViet
Cổng thông tin điện tử
Cổng thông tin điện tử
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây